Lực lượng và kế hoạch các bên Mặt trận Balkan (Thế chiến thứ nhất)

Lực lượng

Áo-Hung

Chuẩn bị đánh Serbia, Đế quốc Áo-Hung huy động 239,5 tiểu đoàn và 37 phi đội, 516 pháo và 392 súng máy. Oskar Potiorek được cử làm tổng tư lệnh các lực lượng Áo-Hung ở Balkan.[17]

Tổng số: 200.000 quân[lower-alpha 7][18]

Serbia

Serbia triển khai bốn tập đoàn quân, gồm 247.000 quân và 610 pháo (40 trọng pháo, 180 khẩu cũ) và hơn 246 súng máy.[19] Hoàng thân nhiếp chính Aleksander I trở thành Tổng tư lệnh quân đội Serbia, nhưng trên thực tế, chỉ huy là Tổng tham mưu trưởng Tướng Radomir Putnik.

Montenegro

Montenegro triển khai 45.000-60.000 quân, 100 pháo dã chiến và 100 sơn pháo. Quân đội Montenegro do vua Montenegro Nikola I chỉ huy, tướng Serbia Božidar Janković làm tổng tham mưu trưởng.[20]

Tổng số Serbia và Montenegro: 300.000 quân

Kế hoạch và triển khai quân

Kế hoạch tấn công ban đầu vào Serbia được Bộ chỉ huy Áo-Hung đưa ra bằng việc triển khai ba tập đoàn quân.[14] Mục tiêu là xâm lược Serbia và Montenegro đồng thời tiêu diệt quân đội Serbia. Tuy nhiên, Đức yêu cầu Áo-Hung tập trung lực lượng chống lại Đế quốc Nga. Trong điều kiện đó, Áo-Hung vội chuyển Tập đoàn quân số 2 (190.000 quân) đến Đông Galicia chiến đấu với quân Nga.[20]

Tư lệnh quân Áo-Hung tướng Oskar Potiorek

Vì lý do này, tướng Potiorek chỉ huy lực lượng Áo-Hung tại Balkan đã thông qua kế hoạch tấn công mới nhằm vào Serbia và Montenegro. Quân đoàn 7 ở hạ lưu Sava thực hiện các hoạt động đánh lạc hướng. Đòn tấn công quyết định từ Drina sẽ do các quân đoàn 4, 8, 13 và một phần quân đoàn 15, 16 đảm trách. Phần còn lại của quân đoàn 15 và 16 sẽ triển khai đương đầu với quân đội Montenegro. Quân đoàn 9 đóng dự bị. Có được mạng lưới đường sắt tốt ở Banat, Bộ chỉ huy Áo-Hung có thể triển khai quân chủ lực đánh chiếm Beograd và tiến sâu vào Serbia theo hướng trung tâm, dọc theo các thung lũng sông KolubaraMorava để chiếm lấy "kho vũ khí" chính là Kragujevac. Nhược điểm của kế hoạch là quân Áo-Hung sẽ phải vượt qua các phòng tuyến khó khăn tại sông Danube và sông Sava. Phương án thứ hai là tấn công từ phía sông Drina sẽ hành quân thuận tiện hơn. Nếu thực thi, quân Áo sẽ che được hai bên sườn và giảm nguy cơ bị kẹp từ hai phía. Tuy nhiên, trong khu vực Drinska, đường xấu và địa hình đồi núi thuận lợi cho người Serb phòng thủ.[20]

Chỉ huy Lực lượng Serbia Thống chế Radomir Putnik

Sau Chiến tranh Balkan, các lực lượng vũ trang Serbia được tổ chức lại hoàn toàn, số sư đoàn tăng từ 5 lên 10.[lower-alpha 8] Vào đầu chiến tranh, Serbia có thể triển khai 12 sư đoàn bộ binh và một sư đoàn kỵ binh chia thành bốn tập đoàn quân. Kế hoạch của Bộ chỉ huy Serbia đưa ra hai lựa chọn:

  • Đánh Áo-Hung;
  • Liên minh Nga đánh Áo-Hung

Quân đội Serbia bắt đầu triển khai bốn tập đoàn quân: thứ nhất phòng ngự dọc bờ sông Danube, thứ nhì tập trung tại Beograd, thứ ba bố trí ở khu vực Valjevo, thứ tư bố trí tại Thượng Morava và liên kết với quân Montenegro.[22] Như vậy, trong số 12 sư đoàn bộ binh và một sư đoàn kỵ binh, tám sư đoàn cơ động nhận nhiệm vụ bảo vệ các tuyến phòng thủ tự nhiên dựa trên sông Danube, sông Sava và sông Drava, các sư đoàn còn lại phụ trách phòng tuyến tự nhiên phía Bulgaria là sông Timok, sông Morava và sườn núi nằm giữa hai nhánh sông. Do Áo đe dọa từ phía bắc (sông Danubesông Sava) lẫn phía tây (sông Drina), quân đội Serbia phải đón đánh ở cả hai hướng, tập trung tập đoàn quân cơ động gồm 8 sư đoàn ở giữa để đề phòng bị kẹp từ hai phía.[22]

Khi biết Áo-Hung đang phải đối đầu trên hai mặt trận (Serbia và Nga), Bộ chỉ huy Serbia không loại trừ khả năng sẽ mở cuộc tấn công ở sông Sava và Kolubara gần Šabac. Ngày 9 tháng 8, tư lệnh Tập đoàn quân Serbia số 2 thậm chí còn được lệnh tiến hành trinh sát khu vực này. Tuy nhiên, những nỗ lực của quân đội Serbia tiến đánh Srem và Bosnia đều bất thành.

Quân đội Serbia có nguồn nhân lực và vật lực hạn chế, tối đa chỉ có thể huy động 247.000 quân. Tuy thua kém quân Áo về quân số, Serbia lại có vị trí thuận lợi.[22]

Montenegro triển khai 6.000 quân tại sanjak Novopazar, 29.000 quân dọc theo biên giới phía tây với Áo-Hung, trong khi giữ quân chủ lực lại trong nước.[23]

Bố trí quân hợp lý cùng tác chiến du kích dã chiến nên tuy bị xa cách đồng minh và thiếu hụt vật tư đạn dược, quân Serbia và Montenegro vẫn kháng cự được Áo-Hung trong thời gian dài.[24]

Vũ trang

Quân đội Serbia không có đủ thời gian để phục hồi sau hai cuộc chiến tranh Balkan như bổ sung đạn dược hay mua vũ khí mới. Bộ binh Serbia được trang bị súng trường Mauser cỡ 7 × 57 mm. Vũ khí, đạn dược và vật tư khác thiếu hụt trầm trọng. Nhiều loại pháo đã lỗi thời nhưng quân đội Serbia vẫn có 48 trọng pháo. Serbia cũng không có không quân và hải quân hay phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.[25]

Serbia được cung cấp trang bị vũ khí tốt hơn Áo-Hung. Cũng giống như các quân đội châu Âu khác, vũ khí và đạn dược Serbia đủ dùng cho 3-4 tháng chiến tranh. Đến ngày 16 tháng 8 năm 1914, Đế quốc Nga chi viện 93 triệu băng đạn và 113 nghìn súng trường.[26] Quân Áo chiếm ưu thế hoàn toàn về việc tổ chức quân đội như bố trí sở chỉ huy, quản lý hậu phương, đóng quân, thông tin liên lạc giữa các đơn vị. Về quân y và các lực lượng đặc nhiệm cũng vậy.[27]

Bộ binh Montenegro được trang bị súng trường Mosin. Giống như Serbia, Montenegro không có không quân và ngành công nghiệp quân sự. Song Montenegro lại có khoảng 100 sơn pháo, rất quan trọng với điều kiện chiến sự trên núi. Montenegro cũng không có hạm đội nào nên từ những ngày đầu tiên, hạm đội Áo đã dễ dàng phong tỏa bờ biển Montenegro.[25]

Bộ binh Áo thua kém bộ binh các nước Balkan về trang bị kỹ thuật, thậm chí còn không có quân phục bảo vệ. Bộ binh Áo-Hung được trang bị súng trường Mannlicher 1895, súng lục Rota. Súng máy là loại Schwarzlose. Tuy nhiên, quân đội Áo có máy bay và hạm đội Áo hoàn toàn đảm bảo việc phong tỏa bờ biển Montenegro cũng như hỗ trợ bộ binh trong các cuộc hành quân ven biển. Ngoài ra còn có một đội tàu nhỏ hoạt động trên sông Danube. Quân Áo tập trung một lượng lớn pháo binh nhưng sơn pháo đã lỗi thời. Áo-Hung có ngành công nghiệp quốc phòng riêng nên trong suốt chiến tranh không hề bị thiếu đạn dược.[28] Tuy nhiên, pháo binh Áo-Hung tham chiến chỉ với 500 viên đạn mỗi khẩu,[lower-alpha 9] khác biệt lớn so với pháo binh các nước khác. Ngay từ những trận đánh đầu tiên đã bị hết đạn pháo và tình trạng này kéo dài suốt cuộc chiến dù đã nỗ lực sản xuất và vận động cả công nghiệp dân sự tham gia. Nói chung, pháo binh Áo-Hung chắc chắn thiếu đạn pháo so với các nước khác.[29]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mặt trận Balkan (Thế chiến thứ nhất) http://www.everyculture.com/multi/Pa-Sp/Serbian-Am... http://amac.hrvati-amac.com/index.php?option=com_c... http://www.imdb.com/title/tt0172776/ http://www.imdb.com/title/tt0200782/ http://www.imdb.com/title/tt0906083/ http://www.imdb.com/title/tt0933016/ http://www.imdb.com/title/tt1272006/ http://www.kroraina.com/knigi/zbf_ww1/zbf_6a.html http://necrometrics.com/20c5m.htm#WW1 http://hrcak.srce.hr/index.php?show=clanak&id_clan...